Tấn công mạo nhận 19 

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CHỐNG TẤN CÔNG CHE KHUẤT TRONG CÁC MẠNG NGANG HÀNG doc (Trang 26 - 27)

Trước hết tôi xin đưa ra định nghĩa về tấn công mạo nhận [2] như sau:

Tấn công mạo nhận là dạng tấn công mà kẻ tấn công phá hoại hệ thống mạng ngang hàng bằng cách tạo ra một lượng lớn các node ảo và sử dụng chúng để tạo ra ảnh hưởng lớn trong mạng ngang hàng.

Hệ thống mạng ngang hàng có thể gặp nguy hiểm bởi quá trình khởi tạo định danh cho mỗi node mới muốn gia nhập vào mạng. Mức độ nguy hiểm của mạng phụ thuộc và mức độ cho phép các đối tượng mới không có một liên kết đáng tin cậy nào tham gia vào mạng.

Tấn công mạo nhận lợi dụng đặc tính của mạng ngay hàng, đó là mỗi node cần duy trì liên kết tới các node hàng xóm của nó, đặc tính này giúp cho mạng xếp chồng hình thành và duy trì. Kiểu tấn công này sẽ rất nguy hiểm đối với hệ thống mạng ngang hàng có cấu trúc sử dụng cơ chế bảng băm phân tán như mạng CAN, Chord, Pastry và Tapestry. Bởi, trong cơ chế DHT mỗi node cần duy trì một tập các node hàng xóm mà nó liên kết tới, và tập này được hình thành với những quy tắc riêng đối với mỗi loại mạng dùng DHT. Kẻ tấn công có thể biết dễ dàng định danh của một node trong mạng, từ đó nó có thể sinh ra các định danh ảo trong mạng để đưa các định danh ảo đó vào tập hàng xóm của các node. Khi đạt được mục tiêu, tức trong mạng có rất nhiều định danh ảo do kẻ tấn công sinh ra thì nó có thể kiểm soát lưu lượng, dữ liệu và các thông tin truyền trong mạng. Bởi mỗi node trong mạng muốn truyền thông điệp hay dữ liệu thì các node mà nó liên hệ để gửi dữ liệu đi đó là các node trong tập hàng xóm của nó, như vậy các node sẽ gửi dữ liệu tới node tấn công mạng. Kẻ tấn công có quyền quyết định chuyển tiếp hay không dữ liệu đó.

Sẽ rất nguy hiểm khi kẻ tấn công có thể nắm được một lượng lớn các định danh trong mạng xếp chồng có cấu trúc. Nếu tỉ lệ node ảo mà nó sinh là vô hạn thì nó có thể

Khóa luận tốt nghiệp 20 Mai Hữu Tiến

chiếm tới gần như là 100% các node trong mạng, như vậy nó có thể che khuất các node chuẩn khác trong mạng. Như vậy, chỉ cần một node gây hại có thể khống chế toàn bộ mạng xếp chồng ngang hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CHỐNG TẤN CÔNG CHE KHUẤT TRONG CÁC MẠNG NGANG HÀNG doc (Trang 26 - 27)